image banner
Biểu tượng “Hạt giống đỏ” tại vườn hoa Nguyễn Du, Hải Phòng
Ngày ấy, Hải Phòng là một trong những địa phương tiếp đón, đùm bọc và “ươm mầm” nhiều “hạt giống đỏ” của miền Nam ruột thịt. Dưới sự che chở của nhân dân thành phố Cảng, nhiều học sinh miền Nam trưởng thành có nhiều cống hiến đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

Cách đây hơn 60 năm, sau khi hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng và Chính phủ, nhiều con em cán bộ, chiến sĩ và nhân dân miền Nam được gửi ra miền Bắc đào tạo, chuẩn bị đội ngũ cán bộ phục vụ cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và chấn hưng đất nước sau ngày thống nhất. Vào thời điểm những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, 28 trường học sinh miền Nam nội trú được thành lập tại miền Bắc với hàng chục nghìn học sinh là con em đồng bào miền Nam mà sau này Bác Hồ gọi là “những hạt giống đỏ” được học tập, rèn luyện trưởng thành. Ngày ấy, Hải Phòng là một trong những địa phương tiếp đón, đùm bọc và “ươm mầm” nhiều “hạt giống đỏ” của miền Nam ruột thịt. Dưới sự che chở của nhân dân thành phố Cảng, nhiều học sinh miền Nam trưởng thành có nhiều cống hiến đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

Với tâm nguyện muốn có công trình lưu lại những kỷ niệm về một thời những người con của miền Nam được nhân dân thành phố Cảng đùm bọc, giúp đỡ, sinh sống, học tập trong giai đoạn đất nước cam go, mong muốn của các cựu học sinh miền Nam phù hợp với chủ trương của thành phố về xây dựng các công trình mỹ thuật tại dải vườn hoa trung tâm. Công trình “hạt giống đỏ” được xây dựng thỏa nguyện mong ước của cả nhân dân Hải Phòng và những người con miền Nam gắn bó một thời với thành phố Hoa phượng đỏ. Công trình có quy mô không lớn, nhưng thật ý nghĩa, chứa đựng những tình cảm sâu sắc, lấy hình tượng đôi bàn tay che chắn tượng trưng cho Đảng bộ và nhân dân thành phố Hải Phòng, địa phương có nhiều trường học sinh miền Nam nhất miền Bắc, bao bọc hạt giống đỏ tượng trưng cho cựu học sinh miền Nam. Biểu tượng được đặt tại vị trí trang trọng tại vườn hoa Nguyễn Du, với khuôn viên rộng gần 60m2, riêng diện tích khối đế rộng 17,5m2, chiều cao tổng thể 4,5m. Nền đế là tảng đá xanh nguyên khối được vận chuyển ra từ Thanh Hóa, địa phương đầu tiên tiếp nhận học sinh miền Nam. Đôi bàn tay được chế tác từ đá ngọc bích nguyên khối. Toàn bộ biểu tượng đặt trên thảm cỏ xanh, giống như mảnh đất tốt tươi ươm mầm những “hạt giống đỏ” của miền Nam thành đồng. Qua đó, mỗi người dân Hải Phòng càng thêm tự hào về truyền thống “nhân ái, nghĩa tình”. Biểu tượng “Hạt giống đỏ” sẽ sống mãi trong lòng những người con miền Nam từng học và sinh sống tại Hải Phòng.

TIN MỚI NHẤT
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0