image banner
  • Trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với Đình An Lạc

    Thực hiện Thông báo số 496-TB/QU ngày 30/10/2023 của Quận uỷ Hồng Bàng về việc trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại một số cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn quận. Sáng ngày 14/11/2023 các Đồng chí lãnh đạo Quận uỷ - HĐND - UBND quận Hồng Bàng đã đến trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với Đình An Lạc phường Sở Dầu.

  • Lễ động thổ công trình trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử - văn hoá đình Cam Lộ

    Thực hiện Chương trình công tác năm 2023, được sự quan tâm chỉ đạo của Quận ủy - UBND quận Hồng Bàng, sự thống nhất của Đảng ủy phường Hùng Vương, hôm nay, ngày 20/9/2023, UBND phường Hùng Vương long trọng tổ chức Lễ động thổ công trình trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử đình Cam Lộ.

  • Phường Hùng Vương tổ chức lễ Cất nóc công trình trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử - văn hoá Đình An Trì

    Thực hiện Quyết định số 2501/QĐ-UBND ngày 17/8/2023 của UBND thành phố Hải Phòng phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hoá đình An Trì, phường Hùng Vương, quận Hồng Bàng. Sau một thời gian triển khai thi công xây dựng công trình, hôm nay UBND phường Hùng Vương long trọng tổ chức Lễ cất nóc công trình trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử đình An Trì

  • Xây dựng biểu tượng “Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không” tại quận Hồng Bàng: Khắc ghi chiến công, không quên mất mát

    Đúng vào những ngày cuối năm 2022, nhân kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”, quận Hồng Bàng và các ngành chức năng khẩn trương hoàn thiện mô hình thiết kế biểu tượng “Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không”. Theo kế hoạch, công trình sẽ được xây dựng tại công viên nút giao Nam cầu Bính. Đây là biểu tượng khắc ghi những chiến công oanh liệt của quân và dân thành phố nói chung và quận Hồng Bàng nói riêng, góp phần làm thất bại dã tâm của đế quốc Mỹ.

  • Địa danh bến Hàm Tử

    Bến Hàm Tử là bến sông bắt đầu từ đầu cầu Quay đến phố Trần Nguyên Hãn (Bản đồ thời Pháp thường ghi từ phố Tam Kì đến phố Hải Dương). Bến dài 476m, rộng 4m, trước cách mạng tháng Tám năm 1945 thuộc đất xã An Dương, trước giải phóng Hải Phòng (năm 1955) thuộc khu Đường Cát.

  • Nhà 14 ngõ Gạo (ngõ 61) phố Lý Thường Kiệt, Hồng Bàng, TP Hải Phòng

    Nhà 14 ngõ Gạo (ngõ 61) phố Lý Thường Kiệt, TP Hải Phòng nguyên là một trạm giao thông liên lạc Quốc tế của Đảng trong những năm 20; đây là nơi đầu tiên được nhận những cuốn “Đường kach mệnh” do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc viết từ nước ngoài gửi về hướng dẫn cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân.

  • Một số con phố ở thành phố Hải Phòng thời thuộc Pháp và sau cách mạng Tháng Tám

    Một số con phố ở thành phố Hải Phòng thời thuộc Pháp và sau cách mạng Tháng Tám

  • Phố cổ Tam Bạc

    Chạy dài ven hữu ngạn sông Tam Bạc, được hình thành từ lâu đời trong quá trình phát triển đô thị của Hải phòng, phố cổ Tam Bạc gồm cả hai phố cũ dưới thời Pháp thuộc là Ma- rê- san Pốc và Gô- đơ- luy gộp lại. Gọi là phố nhưng thực ra không hoàn toàn đúng như vậy, bởi vì một phía là sông, phía còn lại chủ yếu là mặt sau của các ngôi nhà thuộc các dãy phố Lý Thường Kiệt và Tôn Đản. Chỉ từ ngã ba chợ Sắt tới ngã ba Ký Con mới có số nhà và đây cũng là đặc trưng riêng của phố cổ Tam Bạc trong long đô thị Hải Phòng.

Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0